Quản trị rủi ro tại các chung cư, tòa nhà cao tầng khi có sự cố xảy ra là một trong những vấn đề tiên quyết. Một trong những công tác hàng đầu cần đảm bảo liên quan đến sự an toàn và tính mạng con người chính là PCCC. Tại các chung cư, tòa nhà cao tầng khi có sự cố hỏa hoạn tuyệt đối không thể sử dụng thang máy để di chuyển. Vì thế, cửa thoát hiểm dùng để sử dụng trong tình huống khẩn cấp. Hãy cùng Salink Việt Nam tìm hiểu thông tin về những quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC qua bài viết sau nhé.
Tìm hiểu về lối thoát hiểm
Đầu tiên, bạn cần hiểu lối thoát hiểm là gì? Lối thoát hiểm có thể hiểu đơn giản là lối ra khỏi tòa nhà, hoặc là cánh cửa cho phép mọi người rời khỏi tòa nhà trong trường hợp hỏa hoạn. Điều quan trọng là cửa dẫn vào lối thoát được thiết kế rất đặc biệt để ngăn chặn khói bụi trong trường hợp cháy nổ bay vào lối thoát hiểm. Theo quy định của Nhà nước, ở những tòa nhà cao tầng, chung cư, bệnh viện, trường học, trung tâm thương mại,...Buộc phải có lối thoát hiểm.
Những quy định chung về lối thoát hiểm
Có những quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC mà trước khi xây dựng các công trình cần chú ý:
- Cửa thoát hiểm phải được đặt ở vị trí dễ tìm và dễ tiếp cận.
- Lối ra của đường thoát hiểm, phải dẫn người đến được vị trí an toàn khi có hỏa hoạn, cháy nổ.
- Lối thoát hiểm phải được kiểm soát ở phía bên trong tòa nhà.
- Ít khi sử dụng nhưng lối thoát hiểm rất quan trọng trong những lúc cấp thiết. Cần được quản lý tốt, kiểm tra và bảo trì thường xuyên.
- Cửa thoát hiểm và lối thoát hiểm phải luôn luôn đặt ở vị trí cố định.
Cửa thoát hiểm và những thông số kỹ thuật cần có
Cửa thoát hiểm được sản xuất để chịu được nhiệt và ngăn chặn sự lan truyền của đám cháy. Mục đích chính của cửa thoát hiểm là có thể mở một cách nhanh chóng và giúp mọi người dễ dàng ra khỏi tòa nhà trong thời gian ngắn nhất có thể trong trường hợp khẩn cấp. Một số quy định bắt buộc về cửa chống cháy mà bạn cần phải được tuân thủ như:
- Cửa thoát hiểm bắt buộc phải được mở theo hướng thoát hiểm, không được sử dụng cửa trượt hoặc cửa quay cho các lối thoát hiểm chuyên dùng.
- Cửa thoát hiểm phải luôn luôn trong trạng thái có thể mở được, không được khóa hoặc buộc chặt theo bất kỳ cách nào.
- Nếu để đảm bảo an ninh, cửa thoát hiểm có thể được khóa bên ngoài, nhưng phải được trang bị thanh đẩy khẩn cấp, cho phép thoát ra ngoài nhanh.
- Các lối thoát chống cháy phải được đánh dấu rõ ràng và dễ dàng nhận biết bằng hệ thống chiếu sáng hoặc biển báo thích hợp.
Những quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC
Để ngăn cháy lan và đảm bảo an toàn cho các lối thoát hiểm, các sản phẩm cửa phải đáp ứng nhiều tiêu chí, đặc biệt:
- Cửa chống cháy nên được thiết kế sao cho có thể mở nhanh và dễ dàng nhất có thể. Loại cửa này thường được trang bị thanh thoát hiểm. Thanh này giống như một ổ khóa, cửa sẽ tự động đóng mở khi bạn ấn vào.
- Cửa thoát hiểm nằm ở cuối hành lang của mỗi tòa nhà và cửa ra vào dẫn đến cầu đi bộ để bạn có thể ra khỏi tòa nhà càng sớm càng tốt.
- Theo tiêu chuẩn, cửa thép chịu nhiệt chịu nhiệt ít nhất 60 phút, còn cửa thép chịu lửa chất lượng cao có thể chịu nhiệt 90 phút, 120 phút,… kể cả khi có hỏa hoạn. Độ dày của thép tấm làm cửa từ 0,8 đến 1,5 mm. Lõi cửa được làm bằng giấy tổ ong và keo hóa học để đảm bảo cách nhiệt tốt nhất. Độ dày cửa là 45/50 / 55x100mm. Cửa sơn tĩnh điện; thiết kế gioăng cao su để ngăn khói và giảm tiếng ồn. Bản lề được làm bằng thép không gỉ dạng khối có độ dày 3 mm.
Có cần thiết sử dụng biển báo thoát hiểm?
Các quy định về phòng cháy và chữa cháy quản lý cửa thoát hiểm yêu cầu các lối thoát hiểm phải được đánh dấu rõ ràng và không có chướng ngại vật. Nó có thể ở dạng một dấu hiệu, biển báo hoặc nhãn dán được chiếu sáng.
Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên
Bảo trì và kiểm tra tuyến đường khẩn cấp không chỉ bao gồm việc bảo dưỡng cửa thoát hiểm mà còn cả hành lang, lối thoát hiểm, hệ thống báo cháy, và đèn khẩn cấp. Tất cả các thiết bị và phụ kiện chữa cháy cũng như hệ thống lắp đặt bình chữa cháy và cửa chống cháy cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo duy trì hoạt động xuyên suốt.
Phần mềm quản lý bảo trì, bảo dưỡng S - Maintain
Để doanh nghiệp bảo trì, bảo dưỡng được hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng như những thiết bị khác, giám sát sự cố của thiết bị, cảnh báo tự động và kiểm tra tình hình hoạt động thực tế mọi lúc mọi nơi thì việc sử dụng phần mềm quản lý bảo trì, bảo dưỡng S - Maintain của Salink Việt Nam sẽ là một giải pháp công nghệ tuyệt vời. Việc sử dụng phần mềm quản lý bảo trì bảo dưỡng S - Maintain không những giúp hiện đại hóa được quy trình làm việc mà còn đem lại rất nhiều những lợi ích vượt trội về lâu dài. Những dữ liệu liên quan đến công việc bảo trì sẽ được số hóa trên hệ thống để sử dụng trong việc lập kế hoạch bảo trì, gia tăng hiệu suất làm việc của bộ phận kỹ thuật, giảm thiểu tối đa thời gian chết của các thiết bị và chi phí quản lý của doanh nghiệp. Trong phần mềm có tích hợp rất nhiều những tiện ích, tính năng thông minh như: bảo trì bảo dưỡng hệ thống kỹ thuật tòa nhà; nhật ký kỹ thuật, báo cáo thống kế, báo cáo tình trạng hoạt động, theo dõi lịch sử hệ thống kỹ thuật,... giúp chuyên nghiệp hóa quy trình nghiệp vụ bảo trì thiết bị.
Xem ngay: Phần mềm s-maintain
Tổng kết
Trên đây là tất cả những thông tin về quy định về cửa thoát hiểm trong PCCC và đề xuất một giải pháp công nghệ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo trì. Để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm S - Maintain hoặc các phần mềm quản lý liên quan đến bất động sản, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi:
Công ty TNHH Công Nghệ Salink Việt Nam
- Địa chỉ: 173A Nguyễn Văn Trỗi, P.11, Q.Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 0901 445 818 - (028) 3622 2838
- Email: info@salink.vn